ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ

  1. Trương Thị Thu Hiền
    Ngày vào đảng: 9-7-2019
  2. Nguyễn Thị Kim Liên
    Ngày vào đảng: 10
    -10-2019
  3. Trương Thị Dinh
    Ngày vào đảng: 22
    -11-2019
  4. Nguyễn Phong Yên
    Ngày vào đảng:  16-12
    -2019
  5. Kiều Anh Tuấn
    Ngày vào đảng: 
    16-12-2019
  6. Nguyễn Thị Ngọc Tâm
    Ngày vào đảng: 
    19-12-2019
  7. Trần Văn Quế
    Ngày vào đảng: 
    8-7-2020
  8. Trịnh Tuyết Mai
    Ngày vào đảng: 8-7-2020

Liên kết website

ĐẢNG BỘ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM VỚI VIỆC CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 (Báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ Bộ GD&ĐT)

Số lượt xem: 878

ĐẢNG BỘ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM VỚI VIỆC CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 (Báo cáo tham luận tại Đại hội Đảng bộ Bộ GD&ĐT)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là một trong 60 NXB của cả nước, có quá trình xây dựng và phát triển đặc thù, phục vụ việc dạy và học trong các trường học toàn quốc.

Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong thời gian gần đây, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát triển rất mạnh về quy mô và đang hoàn thiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Hiện tại, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam gồm 52 Công ty thành viên và 10 đơn vị thuộc Văn phòng Công ty mẹ (trong đó có Viẹn Nghiên cứu Sách và Học liệu giáo dục).

2. Trong quá trình đổi mới chương trình và SGK vừa qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị xuất bản duy nhất trong hệ thống các NXB có điều kiện và thực hiện đúng chức năng tham gia tích cực vào việc làm SGK mới (tổ chức biên soạn, biên tập, ….in và phát hành) trong sự phối hợp với các đơn vị khác.

Trong điều kiện phát triển thành tập đoàn Sách – Thiết bị Giáo dục Việt Nam , việc triển khai thực hiện chương trình và SGK mới sau năm 2015 (chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK) đòi hỏi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần có những chuẩn bị về nhận thức, về quản lí và tổ chức làm sách giáo khoa mới để đảm bảo tiến độ và chất lượng SGK phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu dạy và học trong nhà trường với phương châm : phục vụ là mục đích và kinh doanh là phương tiện.

II. ĐIỂM QUA TÌNH HÌNH CHUNG LÀM SGK TỪ NĂM 2002-2008

Cho đến hết quý III/2008 - thời điểm kết thúc làm SGK mới lớp 12 và cũng là thời điểm kết thúc cả quá trình thay SGK mới từ lớp 1-12. Trong quá trình đó, Đảng bộ NXBGD Việt Nam đã quán triệt và thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt việc thay SGK mới từ năm 2002 đến năm 2008.

Trong thời gian thay sách nêu trên :

* Đảng bộ và Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã :

Trực tiếp chỉ đạo và ra các quyết định :

+ Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK để chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức biên soạn, thí điểm, thẩm định SGK.

+ Danh sách Tổng Chủ biên, Chủ biên và tác giả biên soạn SGK (thí điểm và đại trà).

+ Thành lập Hội đồng thẩm định quốc gia và tổ chức thẩm định sách giáo khoa với các vòng thẩm định in thử và in đại trà.

+ Chỉ đạo về triển khai dạy thí điểm (địa bàn, số trường...), việc tổng kết, sơ kết hằng năm về SGK thí điểm để rút kinh nghiệm và hoàn thiện, in và phát hành SGK mới đại trà.

Đảng bộ và Lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho NXBGD Việt Nam và các đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ làm SGK mới. Lãnh đạo Bộ luôn coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quá trình thay SGK mới.

* Trong quá trình thay SGK mới vừa qua, các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trực tiếp tham gia và phối hợp tốt với NXBGD Việt Nam là Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ Giáo dục Thường xuyên, Trường ĐHSP Hà Nội… : đã tham mưu danh sách tác giả, tổ chức thẩm định SGK và phối với NXBGD Việt Nam tổ chức biên soạn, làm việc với tác giả, giải quyết các vướng mắc phát sinh…

* Đảng bộ NXBGD Việt Nam đã :

Xác định việc triển khai làm SGK mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà Đảng bộ NXBGD Việt Nam cần tập trung thực hiện tốt với sự tham gia của cả hệ thống: biên tập viên, cán bộ và chuyên viên các khối in-phát hành, khối hành chính-quản trị, khối các nhà in.

Về mặt thời gian, ngay từ tháng 10 hằng năm đã bắt đầu chuẩn bị triển khai như : Thành lập Ban chỉ đạo các chiến dịch của NXBGD Việt Nam, phối hợp với các Vụ chức năng của Bộ để trình duyệt danh sách tác giả, lên kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài NXBGDVN ; sau đó là xây dựng tiến độ tổng thể của từng chiến dịch, xây dựng các phương án về giấy in ruột, in bìa và các phương án có liên quan khác.

Vai trò và nhiệm vụ của NXBGDVN trong việc làm SGK mới được thể hiện :

+ Chủ động tổ chức thực hiện tất cả các công đoạn vào quy trình làm SGK từ việc phối hợp tổ chức bản thảo cho đến in-phát hành.

+ Chủ động phối hợp với Vụ, Viện, Hội đồng thẩm định, các tác giả, Tổng chủ biên, Chủ biên trong việc biên soạn, biên tập và hoàn thiện bản thảo các vòng và các công đoạn làm SGK.

+ Chủ động trong việc phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Hội chuyên ngành, các nhà khoa học , sư phạm, giáo viên giỏi góp ý bản thảo SGK, sách thí điểm, sách in thử. Đồng thời cùng tác giả và các chuyên viên các Vụ chức năng xử lí các ý kiến góp ý để hoàn thiện bản thảo trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Theo đó, NXBGD Việt Nam đã hoàn thành 7 chiến dịch làm SGK mới vừa qua, đảm bảo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và phục vụ kịp thời các đợt bồi dưỡng giáo viên cốt cán các tỉnh thành trong cả nước và in-phát hành đồng bộ SGK phục vụ các năm học mới, không có hiện tượng sốt sách và thiếu sách.

+ Giữ giá SGK ổn định từ năm 2002 đến nay. Đây là một cố gắng rất lớn của Đảng bộ và Lãnh đạo NXBGD Việt Nam.

III. PHƯƠNG CHÂM VÀ PHÁC THẢO PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI LÀM SGK MỚI SAU NĂM 2015

Đến năm 2015, NXBGD Việt Nam sẽ trở Thiết bị giáo dục và cũng sau năm 2015 sẽ thựcthành tập đoàn Sách hiện chủ trương làm SGK chu kì mới. Khi đó, NXBGD Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và thách thức.

Để triển khai làm SGK trong giai đoạn mới này, Đảng bộ NXBGD Việt Nam cần :

1. Tiếp tục quán triệt phương châm : phục vụ là mục đích, kinh doanh là phương tiện, phát huy thành tựu và kinh nghiệm để tham gia làm SGK có chất lượng.

Mặc dù có nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá nguyên vật liệu đầu vào lên xuống thất thường và với vai trò là đơn vị hậu cần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXBGD Việt Nam cần tiếp tục, kiên trì thực hiện phương châm phục vụ là mục đích, kinh doanh là phương tiện.

Phương châm này được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với việc :

Đảm bảo chất lượng và giá cả SGK hợp lí. Yếu tố này mang đậm 'chất phục vụ'. Để đảm bảo chất lượng, việc làm sách phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình ngay từ khi lựa chọn tác giả, tổ chức biên soạn, biên tập cho đến việc đảm bảo chất lượng in ấn, phát hành rộng khắp đến tận tay bạn đọc khắp các vùng miền trong cả nước, trong đó có vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng dân tộc ít người … Không chỉ vậy, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chủ trương xây dựng giá sách sao cho hợp lí. Đây cũng là một yếu tố quan góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Thực hiện làm SGK dân tộc và các sách tham khảo khác cho học sinh dân tộc, giáo dục thường xuyên ( kể cả dạy và học sau xoá mù…).

Trong số 60 Nhà xuất bản hiện có ở Việt Nam, duy nhất chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thực hiện làm sách giáo khoa dân tộc và các sách tham khảo khác cho học sinh dân tộc. Việc làm các sách này, nhiều khi phải bù lỗ vì số lượng phát hành không nhiều, cách tổ chức biên soạn, biên tập cũng phức tạp hơn ngay từ khâu lựa chọn đề tài, nhất là lựa chọn tác giả và tổ chức in ấn, phát hành. Nhà xuất bản Giáo dục đã chủ trương : việc làm sách dân tộc là một nhiệm vụ chính trị được giao.

Triển khai làm đồng thời, đồng bộ các ấn phẩm giáo dục (tranh ảnh, bản đồ giáo khoa, bằng đĩa…) và các thiết bị dạy học khác.

Tiếp tục duy trì phát phiếu ưu tiên giảm giá cho con thương binh, liệt sĩ…

Thực hiện chủ trương không để học sinh đến trường mà không có sách giáo khoa, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua đã có nhiều hoat động hỗ trợ như : phát phiếu ưu tiên giảm giá và cấp phát sách giáo khoa cho con thương binh, liệt sĩ, cho học sinh nghèo vượt khó ; tổ chức quyên góp, mua bán và tặng sách giáo khoa cũ cho học sinh và thư viện trường học. Công việc này được thưc hiện hằng năm và sẽ tiếp tục đẩy mạnh để góp phần thực hiện tốt phương châm nêu trên. Trên thực tế, công việc này được xã hội rất hoan nghênh.

Hoàn thành kế hoạch biên tập, in-phát hành sách giáo khoa không để thiếu sách khi khai giảng năm học mới ở bất kì vùng miền và địa phương nào trong cả nước.

2. Tổ chức rút kinh nghiệm làm SGK từ lớp 1-12 vừa qua.

Để triển khai làm SGK sau năm 2015 một cách có kết quả và chủ động, một việc rất quan trọng mà NXBGD Việt Nam cần thực hiện là tổ chức rút kinh nghiệm làm SGK vừa qua, trong đó đặc biệt lưu ý các tồn tại và các giải pháp khắc phục.

Thực chất những tồn tại và những vấn đề đặt ra cần giải quyết đều liên quan trực tiếp đến 2 vấn đề lớn là : tiến độ và chất lượng SGK. Cả 2 vấn đề lớn này đều liên quan đến các công việc : Tổ chức biên soạn, biên tập ; tổ chức làm hình, làm bìa, chế bản và thiết kế sách ; tổ chức hoàn thiện bản thảo vòng 1 và vòng 2 ; tổ chức lấy ý kiến góp ý sách in thử ; tổ chức thẩm định ; công tác in-phát hành-kho vận ; công tác hậu cần và hoạt động của Ban chỉ đạo NXBGD Việt Nam.

Các giải pháp khắc phục tồn tại cần mang tính khả thi, dễ thực hiện và đáp ứng yêu cầu của việc làm SGK trong tình hình mới.

3. Tổ chức nghiên cứu mô hình SGK mới (có tính chất nguyên tắc về khuôn khổ, co chữ, phông chữ, thông tin trên bìa, hình ảnh trên bìa, cách trình bày bìa, cách trình bày hình, màu ruột, cách tiếp cận nội dung… ) trên cơ sở đặc thù các môn học và nghiên cứu mô hình SGK của một số nước có nền giáo dục tiên tiến (có lựa chọn) và SGK hiện hành của Việt Nam…. Mô hình SGK mới cần đảm bảo các yêu cầu : khoa học, sư phạm, kĩ-mĩ thuật, kinh tế.

4. Phác thảo phương án để chuẩn bị làm SGK mới sau năm 2015

a) Mục tiêu

Tiếp tục duy trì sự chủ động trong việc phối hợp tổ chức bản thảo, in-phát hành sách giáo khoa trên cơ sở thực lực, thương hiệu và uy tín của NXBGD Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế phối hợp và phân-công cụ thể trong việc làm SGK cho các đơn vị thuộc hệ thống NXBGD Việt Nam trong điều kiện tập đoàn.

Tăng cường lực lượng tác giả theo vùng-miền, phát triển đội ngũ tác giả, cộng tác viên theo hướng lâu dài, chú trọng tác giả trẻ có khả năng tốt về ngoại ngữ, tin học và nhiệt huyết.

b) Phương án

Nguyên tắc chung của phương án :

+ Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện chương trình và làm SGK mới sau năm 2015.

+ Phối hợp chặt chẽ với các Vụ Chỉ đạo (Vụ GDTH, GDTrH, GDQP, GDTX…) trong quá trình triển khai thực hiện chương trình và làm SGK mới sau năm 2015.

+ Làm tốt vai trò là đơn vị hậu cần đắc lực của Bộ GD&ĐT trong thực hiện chương trình và làm SGK mới sau năm 2015.
Huy động mọi nguồn lực, chất xám trong và ngoài nước.

Có thể triển khai một số bộ SGK (theo hướng chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT), nhất là trong điều kiện NXBGD Việt Nam có xu hướng tập trung lực lượng BTV theo miền. Theo đó, việc làm SGK mới giao cho Công ty Cổ phần DVXB Giáo dục 3 miền đảm nhiệm với sự phối hợp của các Công ty Cổ phần liên quan (mĩ thuật, chế bản, thiết kế…).

c) Tổ chức thực hiện

Thành lập Ban Chỉ đạo làm SGK toàn NXBGD Việt Nam với các quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể để điều hành chung.

Thành lập các tiểu ban theo mảng công việc/miền : nội dung, kĩ-mĩ thuật, chế bản, sửa bài, in-phát hành với các quy định về chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Hình thành các nhóm công tác làm bản thảo (do BTV nội dung chủ trì và tổ chức thực hiện công việc)

Tổ chức khắc phục các tồn tại trong quá trình làm sách giáo khoa mới vừa qua.

Triển khai các nghiên cứu đi trước, soạn thảo các quy định có liên quan.

d) Phương án cụ thể cần đảm bảo các điểm mới sau đây :

Hoạch định kế hoạch tổng thể khi triển khai

Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trên cơ sở điều phối chung của Ban Chỉ đạo làm SGK.

Giao quyền chủ động cho các đơn vị trên cơ sở thế mạnh và chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị thông qua các hợp đồng kinh tế giữa Cơ quan Văn phòng với các đơn vị và giữa các đơn vị với nhau.

Giao quyền chủ động đối với các Trưởng ban biên tập và biên tập viên về tham mưu lựa chọn tác giả, kế hoạch phối hợp giữa các thành phần tham gia làm sách giáo khoa (BTV nội dung, mĩ thuật, chế bản, sửa bài …) và sử dụng kinh phí làm sách giáo khoa.

Chuẩn bị về tài chính và hoạch định cơ chế sử dụng tài chính trong và sau khi hoàn thành bản thảo sách giáo khoa đưa in ; cải tiến chế độ nhuận bút, chế độ khuyến khích đối với BTV làm sách giáo khoa…

Tổ chức đào tạo bồi dưỡng BTV, hoạ sĩ … và tập huấn cho tác giả viết SGK và công tác viên.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Bộ GD&ĐT cần có chủ trương, định hướng sớm về việc làm SGK sau năm 2015 để các đơn vị có liên quan chủ động triển khai.

Bộ GD&ĐT sớm ban hành chương trình, chuẩn kiến thức và kĩ năng các môn học, cấp học làm cơ sở cho việc chủ động tổ chức biên soạn.

Hội đồng thẩm định SGK (nếu chủ trương 1 chương trình/1bộ SGK) hoặc Hội đồng tuyển chọn, đánh giá bản thảo SGK (nếu chủ trương 1 chương trình nhiều bộ SGK) cần có đầy đủ thành phần cơ bản : nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ chỉ đạo và giáo viên dạy giỏi. Theo đó, các thành viên này không là tác giả SGK.

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Đảng bộ NXBGD Việt Nam tiếp tục quán triệt phương châm phục vụ là mục đích, kinh doanh là phương tiện, tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng SGK, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. giúp học sinh tự học và sáng tạo ; chủ động, tích cực đón đầu và kiên quyết khắc phục những tồn tại, tiếp tục tổ chức tốt các khâu của quy trình làm SGK trong điều kiện mới để đảm bảo triển khai SGK chu kì mới thành công.

TS. Lê Hữu Tỉnh, Chi bộ Văn phòng 2-NXBGDVN