ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ

  1. Trương Thị Thu Hiền
    Ngày vào đảng: 9-7-2019
  2. Nguyễn Thị Kim Liên
    Ngày vào đảng: 10
    -10-2019
  3. Trương Thị Dinh
    Ngày vào đảng: 22
    -11-2019
  4. Nguyễn Phong Yên
    Ngày vào đảng:  16-12
    -2019
  5. Kiều Anh Tuấn
    Ngày vào đảng: 
    16-12-2019
  6. Nguyễn Thị Ngọc Tâm
    Ngày vào đảng: 
    19-12-2019
  7. Trần Văn Quế
    Ngày vào đảng: 
    8-7-2020
  8. Trịnh Tuyết Mai
    Ngày vào đảng: 8-7-2020

Liên kết website

Tư tưởng của Bác về đánh giá cán bộ

Số lượt xem: 1175

Hầu như mọi người đều thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1). Đó là một chân lý. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta từ ngày thành lập tới nay đã chứng minh sức sống bất diệt của chân lý đó.

Hầu như mọi người đều thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1). Đó là một chân lý. Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng ta từ ngày thành lập tới nay đã chứng minh sức sống bất diệt của chân lý đó.

Sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay đang đứng trước những thời cơ “rồng mây gặp hội” và cả những “bão tố phong ba”, những nguy cơ, những thách đố ngặt nghèo. Hơn bao giờ hết chân lý “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, càng phải trở thành ánh lửa soi sáng lương tri của toàn Đảng, của các cấp lãnh đạo, quản lý đất nước, trước hết là ở cấp chiến lược.

Cán bộ và công tác cán bộ từ lâu đã được coi là công việc quan trọng bậc nhất, việc làm thường xuyên trong công tác lãnh đạo của Đảng, trong đó việc đánh giá cán bộ giữ vai trò then chốt.

1. Đánh giá cán bộ nhằm mục đích gì?

ở mỗi thời kỳ cách mạng đều có những mục tiêu cụ thể, phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể. Vì vậy Đảng vừa phải xác định cho đúng mục đích cuối cùng, thể hiện ở Cương lĩnh cách mạng (Cương lĩnh như ngọn cờ vẫy gọi, hải đăng chỉ đường, la bàn định hướng), vừa phải xác định được chương trình hành động trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm...

Căn cứ vào các nghị quyết đã được thông qua, những mục tiêu đã đề ra, những nhiệm vụ phải làm, những yêu cầu phải đạt để định rõ các tiêu chuẩn cán bộ cần phải có. Căn cứ vào kết quả thực hiện nghị quyết để đánh giá cán bộ.

Không xác định rõ chuẩn mực sẽ không thống nhất trong việc xem xét, kiểm sát và đánh giá cán bộ, sẽ dễ rơi vào chủ quan, cảm tính, thiên vị. Việc đánh giá cán bộ thực ra cũng là việc con người (dù là theo nguyên tắc tập trung dân chủ) đánh giá con người. Mà đã là con người thì ai cũng có những tình cảm riêng, các mối quan hệ riêng (tính tình, sở thích, họ hàng, bè bạn…). Đó là lẽ bình thường, là sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận. Vậy thì cần phải đề ra các chuẩn mực khách quan (cụ thể, không chỉ dừng ở khái niệm chung) như cái thước đo, được xác định như là một chuẩn mực đo lường quốc gia. Hồ Chí Minh xác định “dùng cán bộ cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chính phủ”(2). Đó là căn cứ khách quan, mà đã khách quan thì người (hoặc tập thể) khi đánh giá cán bộ phải phục tùng, phải vượt qua tình cảm riêng, quan hệ riêng.

Đường lối, nghị quyết, chính sách, pháp luật… suy cho cùng cũng chỉ là những hệ chuẩn mực chung của từng thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử, nó có thể được điều chỉnh. Lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước là thước đo bản chất của một Đảng cách mạng chân chính, của Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh khi y án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân lương trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đã chỉ rõ: Tội lớn nhất mà y phải nhận sự trừng phạt cao nhất của pháp luật là y đã hành động dẫn tới làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và Chính phủ.

Dư luận chung cho rằng việc đánh giá cán bộ và xử lý một số vụ việc vừa qua có thể coi là tích cực, nhưng cũng còn không ít vụ việc chưa hẳn đã được đa số nhân dân đồng tình. Thiết nghĩ các đồng chí có trách nhiệm cần lắng nghe để hiểu thấu lòng dân, vì như Bác Hồ đã dạy “Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng.

Tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”(3).

Mục tiêu của cách mạng, yêu cầu của nhiệm vụ và lòng tin của dân là một hệ giá trị để xác định mục đích của việc đánh giá, sử dụng cán bộ, trong đó lòng tin của dân là giá trị trung tâm và chi phối toàn bộ hệ giá trị.

2.Kiểm soát và chọn cán bộ làm công tác kiểm soát.

Như trên đã nói, việc đánh giá cán bộ là việc con người đánh giá con người. Nếu như mục đích là “cái thước đo” phải đạt chuẩn quốc gia thì người làm công tác đánh giá, kiểm soát (người cầm thước) cũng phải đạt chuẩn quốc gia. Để đánh giá đúng cán bộ thì việc cần phải làm trước tiên là làm tốt công tác kiểm tra và chọn người đảm trách tốt công tác kiểm tra (tổ chức - cán bộ và kiểm tra).

Hồ Chí Minh chỉ rõ “Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện chỉ có một cách khéo kiểm soát.

Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi.

Song muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có hai điều: Một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín”(4).

Thực tiễn cho thấy cả hai điều trên, chúng ta đều đã làm nhưng chưa thường xuyên, chưa làm đồng bộ mang tính hệ thống và rất tiếc là còn không ít cán bộ đảm trách công tác kiểm tra, thanh tra đã mắc nhiều khuyết điểm, thậm chí có người đã bị lợi ích cá nhân, vì đồng tiền mà tư túng, bao che, biến đen thành trắng.

Để đánh giá cán bộ đúng thì cần có cơ chế kiểm tra thường xuyên và phải có cán bộ kiểm tra có động cơ đúng đắn, phải có khả năng và dũng khí cách mạng. Không ai lúc nào cũng tốt, cũng đúng, cũng cứng rắn, đủ sức mạnh để vượt qua mọi cám dỗ. Vì vậy phải tạo ra một cơ chế nhằm tăng sức mạnh của tập thể tiếp sức cho cán bộ, vừa bảo vệ được cán bộ, vừa nâng đỡ, động viên cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc kiểm tra cơ quan và cá nhân làm công tác kiểm tra cần phải được quy định thành chế độ công vụ nghiêm ngặt.

Có một thực tế cần chú ý là diện cán bộ thuộc cấp trên quản lý thường rất dễ rơi vào vòng ngoài của sự kiểm tra. Tổ chức cơ sở đảng nơi đồng chí đó công tác thường e dè, nể nang thậm chí tự ti, không dám kiểm tra tư cách, đạo đức, tác phong của cán bộ lãnh đạo với tư cách họ là đảng viên, bởi vì sợ họ là cấp trên, là người quyết định liên quan đến mọi lợi ích của các thành viên trong chi ủy, đảng ủy cơ sở. Các đồng chí thuộc diện cấp trên quản lý thường ỷ vào bận nhiều việc nên coi thường sinh hoạt đảng, tự ý tách mình ra khỏi kỷ luật đảng, tự mình tung hoành. Cấp trên thì xa (có thể cũng quan liêu), tổ chức cơ sở đảng thì né tránh nên cán bộ tự do, muốn sao làm vậy, coi trời bằng vung. Việc này Bác Hồ đã phê phán nghiêm khắc “Khi phụ trách ở một vùng nào thì như một ông “vua con” ở đấy, tha hồ hách dịch, hoạnh họe. Đối với cấp trên thì xem thường, đối với cấp dưới cậy quyền lấn áp. Đối với quần chúng ra vẻ quan cách mạng làm cho quần chúng sợ hãi. Cái đầu óc “ông tướng, bà tướng” ấy đã gây ra bao ác cảm, bao chia rẽ, làm cho cấp trên xa cấp dưới, Đoàn thể xa nhân dân”(5).

Hàng loạt những vụ việc tiêu cực xảy ra trong thời gian gần đây cho thấy công tác kiểm tra của tổ chức cơ sở đảng còn có nhiều yếu kém, cần sớm được khắc phục để việc đánh giá cán bộ không bị động, nhầm lẫn, thậm chí sai lầm.

Tóm lại, cả “thước đo”, “người cầm thước” và cơ chế vận hành của tổ chức đảng cần quán triệt sâu sắc Tư tưởng của Bác để chấn chỉnh, sửa đổi.

3. Giải pháp.

Một là, cần rà soát lại quy trình đánh giá cán bộ, quy rõ trách nhiệm cá nhân, tổ chức, không để có kẽ hở dẫn tới đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là giữa cơ quan đảng và cơ quan nhà nước. Hiện nay, có hiện tượng ỷ vào việc phân cấp diện cán bộ do Ban Bí thư quản lý để lảng tránh trách nhiệm của thủ trưởng đối với cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình là việc làm thiếu tính đảng và thiếu ý thức chấp hành Pháp lệnh cán bộ, công chức.

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) từ chức và không để Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra được dư luận đồng tình vì thể hiện đúng tinh thần pháp luật, đúng với quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Hai là, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với Thanh tra Chính phủ và Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ trong công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ.

Ba là, cần phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng. Đã từ lâu trên thế giới, trong các nước phát triển, người ta đã rất chú trọng tới tiếng nói phản biện, phản hồi của nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng. Dựa vào nhân dân là một cách làm hữu hiệu để kiểm soát và đánh giá cán bộ. Và, đó cũng là cách để cán bộ có thông tin giúp mỗi người hiểu được xã hội đang định giá trị cho mình như thế nào. Đó cũng chính là thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh: Dựa vào dân chúng mà giáo dục, đánh giá và cất nhắc cán bộ.

Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức - cán bộ, thanh tra, kiểm tra, đồng thời có chính sách bảo đảm lợi ích và động viên tinh thần để vừa phát huy tính tích cực cách mạng của họ, vừa đảm bảo cho họ có những điều kiện giúp họ giữ được đức thanh liêm, khách quan vô tư và toàn tâm toàn ý với công việc. Có quy định để vừa tôn vinh, bảo vệ những người thanh tra, kiểm tra trung chính, vừa có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với việc nhận định, đánh giá không đúng về cán bộ (cả tâng bốc, đánh bóng ưu điểm lẫn bôi đen, sai sự thật). Có quy định cho từng cán bộ làm công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ được giữ ý kiến độc lập của mình và có thể gửi báo cáo bằng văn bản vượt cấp về những vấn đề mình nhận định (nếu những nhận định đó không được cấp trên trực tiếp, hoặc cấp ủy cùng cấp đồng tình), đồng thời phải chịu trách nhiệm về tất cả nội dung đã báo cáo.

_____

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 5, tr.269 và 273. (2, 3) Sđd, tr.279. (4) Sđd, tr.287. (5) Sđd, tr.72.

 

PGS. TRẦN ĐÌNH HUỲNH Viện trưởng viện công nghệ quản trị nhân sự Châu Á