ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ

  1. Trương Thị Thu Hiền
    Ngày vào đảng: 9-7-2019
  2. Nguyễn Thị Kim Liên
    Ngày vào đảng: 10
    -10-2019
  3. Trương Thị Dinh
    Ngày vào đảng: 22
    -11-2019
  4. Nguyễn Phong Yên
    Ngày vào đảng:  16-12
    -2019
  5. Kiều Anh Tuấn
    Ngày vào đảng: 
    16-12-2019
  6. Nguyễn Thị Ngọc Tâm
    Ngày vào đảng: 
    19-12-2019
  7. Trần Văn Quế
    Ngày vào đảng: 
    8-7-2020
  8. Trịnh Tuyết Mai
    Ngày vào đảng: 8-7-2020

Liên kết website

Vào Đảng để làm gì?????

Số lượt xem: 33433

Lâu nay, trả lời câu hỏi “vì sao anh (chị) xin gia nhập Đảng” hay “anh (chị) vào Đảng để làm gì?”, nói chung, tổ chức đảng đều nhận được câu trả lời gần giống nhau, đại thể: “Tôi vào Đảng để hy sinh chiến đấu cho mục đích cuối cùng của Đảng là đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng CNXH và CNCS trên đất nước ta”. Trả lời thế nhưng khi đã vào Đảng rồi thì trong công tác và sinh hoạt hằng ngày không phải ai cũng sẵn sàng “chiến đấu hy sinh”, “sẵn sàng đấu tranh”, “sẵn sàng là người chiến sĩ tiên phong” trên cương vị, chức trách được giao phó.

Lâu nay, trả lời câu hỏi “vì sao anh (chị) xin gia nhập Đảng” hay “anh (chị) vào Đảng để làm gì?”, nói chung, tổ chức đảng đều nhận được câu trả lời gần giống nhau, đại thể: “Tôi vào Đảng để hy sinh chiến đấu cho mục đích cuối cùng của Đảng là đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, xây dựng CNXH và CNCS trên đất nước ta”. Trả lời thế nhưng khi đã vào Đảng rồi thì trong công tác và sinh hoạt hằng ngày không phải ai cũng sẵn sàng “chiến đấu hy sinh”, “sẵn sàng đấu tranh”, “sẵn sàng là người chiến sĩ tiên phong” trên cương vị, chức trách được giao phó.

Chỉ tính từ ngày Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới đến nay, bên cạnh những đảng viên lao động sáng tạo, dũng cảm phấn đấu, là người tiên phong trên tất cả các lĩnh vực công tác đúng như lời hứa khi gia nhập Đảng thì số đảng viên vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước, mắc vào những tội tham ô, lãng phí, vô trách nhiệm “nổi tiếng”, bị công luận phanh phui tỷ lệ là bao nhiêu? Những ai mắc tội, những ai bao che, thiên vị? Và bao nhiêu người đã trù dập đảng viên, quần chúng vì họ dám nói lên sự thật? Những vụ ăn hối lộ, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy dự án, chạy tội… đã và đang như dòng nước ngầm bẩn thỉu làm vẩn đục đời sống xã hội, làm ô uế thanh danh của Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân thì trong đó có bao nhiêu phần trăm là người đã từng hứa khi vào Đảng?

Đó là vấn đề nóng bỏng tính thời sự cần được xem xét một cách nghiêm túc trong công tác xây dựng đảng. Theo chúng tôi, trước hết phải xem xét từ “đầu vào”, tức là phải nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên. Để làm tốt công tác này, theo thiển nghĩ của chúng tôi thì cần chú ý mấy vấn đề cơ bản sau:

1- Đảng ta cần nghiêm khắc tự giáo dục lại đội ngũ của mình.

Đảng ta có truyền thống tốt đẹp, có nhiều tấm gương ngàn năm sáng chói về đức hy sinh, lòng dũng cảm, sự trung thành, trung thực và bất khuất, kiên cường trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ… Tất cả những thành tích, chiến công mà các thế hệ đảng viên tiếp nối nhau bồi đắp đã viết nên “một pho lịch sử bằng vàng”, làm cho Đảng ta trở thành một tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc như Hồ Chí Minh đã khẳng định. Với tất cả những gì mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm được dù với tinh thần khiêm tốn chúng ta cũng có thể tự hào rằng: Đảng ta thật vĩ đại! Nhưng như Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta - nhà văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh đã nói: Đảng ta vĩ đại bởi vì Đảng bao gồm những đảng viên ưu tú đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ, biết khổ trước thiên hạ, vui sau mọi người, biết tự nâng cao mình lên để trong bất cứ hoàn cảnh nào, với bất cứ nhiệm vụ gì của cách mạng, vẫn xứng đáng là người chiến sĩ tiên phong, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Do đó Đảng ta đã sống trong lòng quần chúng, hiểu thấu quần chúng, được quần chúng suy tôn là lãnh tụ duy nhất của mình, được đồng bào cả nước nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của chúng ta”, “Đảng ta”…

Được như vậy vì ngay từ buổi đầu Đảng đã trịnh trọng tuyên bố và kiên trì đấu tranh giữ đúng lời hứa: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”(1).

Ngày nay, trong hoà bình, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH, HĐH đất nước để “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” với tư cách là đảng cầm quyền, thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị thì việc xác định “Đảng không phải là tổ chức để làm quan phát tài” lại càng phải đặc biệt chú ý. Đại hội X của Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh…”(2). Thực trạng ấy đòi hỏi việc giáo dục lại một cách kỹ lưỡng, nghiêm cẩn cho toàn Đảng về mục tiêu, lý tưởng của Đảng là rất cơ bản và cấp bách. Thế hệ những người lãnh đạo các cấp hiện nay không ít trưởng thành sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, số đã trải nghiệm, được rèn luyện, thử thách kỹ lưỡng không còn nhiều. Do vậy, sẽ vô cùng cần thiết phải đặt lên hàng đầu việc giáo dục mục tiêu lý tưởng, đạo đức, tư cách, tác phong, lề lối làm việc cho toàn Đảng từ trên xuống dưới. Nói theo cách của Lênin và Hồ Chí Minh là Đảng phải tự giáo dục lại mình.

Cần lưu ý rằng trong di huấn của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh, trình độ chính trị của đảng viên bao giờ cũng được nhìn nhận ở sự giác ngộ, nhận thức về nhiệm vụ cách mạng được thể hiện ra ở hành động, ở hoạt động thực tiễn chứ không phải ở con số thống kê có bao nhiêu người đã qua trường lớp nào, có bằng cấp gì; không thể chỉ xem xét ở việc họ viết hay, nói giỏi mà phải bằng hiệu quả đạt được trong các nhiệm vụ được giao.

Cần xét kỹ nội bộ Đảng, đánh giá đúng thực trạng trình độ trí tuệ, chất lượng từng tổ chức đảng và khả năng đảm trách các công việc của mỗi đảng viên và bộ máy lãnh đạo các cấp của Đảng, từ đó lượng hoá nội dung chỉnh đốn Đảng và nội dung cụ thể của công tác xây dựng đảng ở từng cấp độ, từ đó làm cho chất lượng đảng viên tương xứng với số lượng ngày một gia tăng.

2. Nâng cao nhận thức và xem xét kỹ lưỡng động cơ của người gia nhập Đảng.

Nhận thức mà chúng ta nói ở đây chỉ giới hạn ở sự nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam của người muốn gia nhập Đảng. Yêu cầu của nhận thức là đạt tới sự hiểu biết chân lý khách quan. Tổ chức đảng cần giúp họ hướng suy nghĩ về tất cả những biến cố, những thăng trầm, những gian lao, hào hùng, anh dũng, sự vinh quang, những mất mát và thành đạt mà dân tộc đã trải qua từ đầu thế kỷ XX tới nay, để họ tự nhận thức được thực chất về Đảng, họ biết phân biệt được bản chất và hiện tượng trong khuynh hướng phát triển của đất nước mà người đồng hành, không phải ai khác mà chính là những người con ưu tú của nhân dân, tự giác đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức về Đảng còn là nhận thức về văn hoá và lương tâm con người. Từ nhận thức sâu sắc, lý tính và tình cảm nội tâm hoà quyện, thống nhất với nhau, thôi thúc người ta mong mỏi được gia nhập Đảng như là một nghĩa vụ, một trách nhiệm với quốc gia, dân tộc mà bổn phận họ phải gánh vác.

Đạt tới một nhận thức đúng đắn, người ta sẽ có động cơ đúng khi gia nhập Đảng. Động cơ đúng chính là sức mạnh bên trong, là động lực hướng dẫn hành động, thôi thúc người ta sống, hoạt động cho lý tưởng cao đẹp của Đảng và cũng chính là cho cuộc đời họ. Vì thế, trước cái chết cũng không làm họ lùi bước, uy vũ cường quyền cũng không làm họ khuất phục, tiền bạc, tước vị, chức quyền cũng không làm họ mê muội.

Có như thế thì tất cả những người gia nhập Đảng sẽ xứng đáng với danh hiệu cao quý: Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!

Khuyết điểm về nhận thức và sai lệch về động cơ của người gia nhập Đảng cùng với một số bất hợp lý trong chính sách cán bộ, trong cơ chế tổ chức và quản lý đã dẫn đến tình trạng không ít người đua nhau “tìm cách chui vào Đảng” (theo cách nói của Lênin) đã biến Đảng thành cái cầu thang (theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh) để bước lên con đường danh vọng mưu vinh thân, phì gia.

Như vậy là, khi người có động cơ vào Đảng chỉ vì lợi ích của mình, thì sẽ dẫn họ đến tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, không vì nhân dân, không vì lợi ích của đất nước, dân tộc mà hành động.

3. Tác hại của người có động cơ cá nhân tìm cách chui vào Đảng.

Có thể nói khái quát rằng, nếu tổ chức đảng kết nạp người có động cơ “vì mình” vào Đảng thì chẳng khác gì cấy thêm những tế bào ung thư vào cơ thể Đảng, làm cho Đảng, bản chất vốn vì nhân dân, làm đầy tớ trung thành của nhân dân dần dần thoái hoá, biến chất thành tổ chức để làm quan phát tài. Như thế, tác hại sẽ không lường hết:

- Gây nên tình trạng “kẻ không tốt tìm người không tốt”. Có thể nói đây là tác hại nguy hiểm nhất. Người có động cơ cá nhân khi đã thành đảng viên thì không những không ngăn ngừa được những kẻ cơ hội chui vào Đảng mà còn tạo cơ hội cho những kẻ cùng hội cùng thuyền dễ dàng đứng vào hàng ngũ của Đảng. Cứ thế, những kẻ cá nhân chủ nghĩa ở trong Đảng sẽ phát triển theo cấp số nhân, những chiến sĩ kiên cường sẽ trở thành thiểu số, nguy cơ Đảng bị biến chất là khó tránh khỏi.

- Làm hư hỏng bộ máy tổ chức:

+ Tạo ra tình trạng tư túng, cánh hẩu.

Những kẻ cơ hội chui vào Đảng sẽ tìm mọi cách để chạy chức, chạy quyền. Khi đã có chức quyền thì tất sẽ sinh bè phái, “ai hẩu với mình thì dù có không đúng cũng nghe, không tài cũng dùng. Ai không hẩu với mình thì dù có tài cũng dìm họ xuống, họ phải mấy cũng không nghe. Đó là một khuyết điểm rất có hại, nó làm cho đoàn thể mất cán bộ, kém nhất trí, thường hỏng việc. Đó là một chứng bệnh rất nguy hiểm”(3).

Như vậy, khái niệm “trọng dụng” nhân tài đã bị biến dạng: kẻ được “trọng” thì không có ích cho công việc chung, người “dụng” được thì không được “trọng”, gây nên tình trạng lãng phí lớn nhất trong thời đại kinh tế tri thức là lãng phí nhân tài; gây nên mất mát lớn nhất là mất lòng tin của nhân dân vào chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước; làm hư hỏng thế hệ trẻ, nêu một tấm gương xấu không cần luyện rèn đức tài, chỉ cần giả dối và nịnh hót… Kết quả sẽ là không thể xây dựng được bộ máy sáng suốt, trong sạch, vững mạnh, hết lòng vì dân.

+ Làm cho pháp luật bị khinh nhờn.

Kẻ chỉ vì mình tìm cách vào Đảng để chờ cơ hội nắm lấy chức quyền bằng mọi thủ đoạn. Khi đã có chiếc ghế của uy quyền là nhăm nhăm kiếm lời, bất chấp kỷ cương, phép nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán rất nghiêm khắc những kẻ như thế, rằng họ “cậy thế ở ban này, ban nọ rồi ngang tàng, phóng túng muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ tới dân…”(4), “họ âm thầm phớt qua pháp luật, trốn tránh và làm trái pháp luật…”(5) . Vì thế, trong công tác xây dựng đảng nói chung, công tác phát triển đảng viên nói riêng cần phải tiến hành chặt chẽ, nghiêm cẩn, tỉnh táo để ngăn không cho “những con lợn” tham ăn “xục vào vườn rau của Nhà nước để ngoạm lấy ngoạm để”(6) và phải tăng cường đấu tranh phê bình, tự phê bình trong nội bộ và lắng nghe ý kiến của nhân dân để phát hiện ra “những con lợn” đã “lọt vào trong vườn rau của Nhà nước” để “trừ cho hết những thứ ấy và không để một khe hở nào cho của cải của chúng ta lọt ra ngoài”(7).

+ Hủ hoá đảng viên, cán bộ, công chức.

Hủ là xấu, hoá là biến đổi, biến thành; hủ hoá có nghĩa là biến cái (bản chất vốn có) tốt đẹp thành ra (hoá thành) xấu xa. Khi lên án chế độ thực dân Pháp, Hồ Chủ tịch đã viết “Chế độ thực dân đã đầu độc nhân dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thứ xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta”(8). Động cơ vào Đảng chỉ vì mưu lợi ích cho riêng mình thì dần dần sẽ hủ hoá, “càng ngày càng xa xỉ… thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông uỷ viên đi xe hơi, rồi bà uỷ viên, cho đến các cô, các cậu uỷ viên, cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai chịu”(9). Ngày nay không ít đảng viên đã cố tình quên đi lời hứa khi vào Đảng, lâm vào cảnh hủ hoá ngày càng trầm trọng.

+ Chia rẽ nội bộ.

Do động cơ vụ lợi ích kỷ nên khi đã có chức quyền trong tay (nhất là khi Đảng và Nhà nước trao nhiều quyền hành cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị) nếu không sớm được phát hiện và ngăn chặn họ dễ kéo bè, kéo cánh, bênh vực người xấu, chống lại những người thẳng thắn, trung thực dám đấu tranh với những sai trái của họ. Tình trạng chạy chức, chạy quyền bao giờ cũng dẫn tới chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết, tạo điều kiện cho kẻ cơ hội “đục nước béo cò”.

Đảng ta là đảng cầm quyền. Nếu động cơ vào Đảng là để “thăng quan, phát tài” thì đó là nguyên nhân chính phá hoại Đảng, phá hoại chế độ, là kẻ thù bên trong của tất cả chúng ta và con cháu chúng ta.

4- Việc cần làm ngay.

Biện pháp khắc phục đã được nêu ra toàn diện trong các văn bản chính trị - pháp lý của Đảng và Nhà nước. Vấn đề quan trọng có tính mấu chốt theo thiển nghĩ của chúng tôi là có hai việc cần làm ngay:

Một là, hệ thống, soát xét lại tất cả những văn bản đã ban hành để xem đâu là “những kẽ hở” của cơ chế, tổ chức, của kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước cần khắc phục. Từ đó bãi bỏ những quy định đã lạc hậu và bổ sung, ban hành những văn bản mới. Đồng thời, nghiêm khắc kiểm tra, giám sát xem đâu là chỗ thi hành sai hay cố tình làm ngơ không chấp hành đúng những quy định đã có. Trong chính sách cán bộ, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã ghi: “… bố trí, sử dụng đúng những người có năng lực, hết lòng vì dân, vì nước, khuyến khích những người năng động, sáng tạo, có sáng kiến, có ý tưởng mới…, bầu cử hoặc bổ nhiệm những người thực sự có đức, có tài, có tâm huyết với đất nước vào các chức vụ trong cơ quan nhà nước các cấp, không phân biệt người ngoài Đảng hay trong Đảng; khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, thiếu dân chủ, không công tâm, nể nang, tuỳ tiện trong công tác cán bộ”(10).

Việc thực hiện chủ trương nói trên của Đảng, ở chỗ này, chỗ khác đã chưa làm đúng nên người ta vẫn thấy con đường vào Đảng có lẽ là con đường đi tắt, đi nhanh để giành chức quyền hơn là con đường rèn đức, luyện tài để có năng lực thật đảm đương các chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Hai là, kỷ luật của Đảng phải nghiêm, phải thật quang minh, chính đại và pháp luật của Nhà nước phải chặt chẽ, các chế tài phải đủ mạnh để ngăn ngừa và trừng trị những kẻ vi phạm. Hơn bất cứ lúc nào, khẩu hiệu “Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đảng” và “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” cần phải được đề cao, phải thực hiện kiên quyết ở tất các các cấp, các ngành. Từ đó không để cho ai có ảo tưởng rằng đã là đảng viên, là cấp uỷ viên thì sẽ được ưu ái, chiếu cố hơn những người ngoài Đảng.

(Theo Xây dựng Đảng)